[Cập nhật] Các thẻ meta trong SEO cần thiết giúp tối ưu Website

Như chúng ta đã biết, trong một chiến lược SEO đạt hiệu quả cao thì các thẻ Meta đóng vai trò không thể phủ nhận. Bằng cách tận dụng các thẻ Meta hiệu quả, bạn có thể tối ưu hóa trang web của mình từ đó thu hút người dùng và cải thiện vị trí trong kết quả tìm kiếm. Vậy các thẻ meta trong SEO bao gồm những thẻ nào?  Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này bạn nhé.

Thẻ Meta là gì trong SEO?

Thẻ Meta là các đoạn mã <meta> được sử dụng để cung cấp thông tin về trang web cho các trình duyệt và công cụ tìm kiếm. Chúng thường được đặt bên trong phần tử <head> của trang HTML. Các thẻ Meta trong SEO có thể chứa các thông tin như tiêu đề, từ khóa, mô tả, tác giả và nhiều thông tin khác.

Thẻ Meta là gì trong SEO? 
Thẻ Meta là gì trong SEO?

Nhờ vào các thẻ này, công cụ tìm kiếm có thể hiểu và thu thập dữ liệu trên trang web của bạn một cách hiệu quả hơn, giúp cải thiện khả năng hiển thị và xếp hạng của trang trên các kết quả tìm kiếm. Từ đó giúp thu hút lưu lượng truy cập và đảm bảo nội dung trên website được tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.

Các thẻ Meta trong SEO chi tiết nhất cho Website

Dưới đây là các thẻ Meta trong SEO hỗ trợ nâng cao hiệu quả và độ uy tín của Website với công cụ tìm kiếm:

Thẻ Meta Title

Thẻ Meta Title là một trong những thẻ quan trọng nhất trong SEO, được sử dụng để cung cấp tiêu đề cho trang web của bạn. Thẻ này nằm trong phần tử <head> của trang HTML và thường được hiển thị trên thanh tiêu đề của trình duyệt web, cũng như trong các kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google.

Thẻ Meta Title thường nằm trong khoảng từ 65 – 70 ký tự giúp đảm bảo tiêu đề hiển thị trên các kết quả tìm kiếm không bị ẩn bớt để dễ thu hút sự chú ý của người dùng.

Cấu trúc thẻ Meta Title: <title>Tiêu đề</title>

>>> Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược SEO cho Website hiệu quả, tối ưu

Thẻ Meta Description

Đây cũng là loại thẻ quan trọng trong SEO nhằm mô tả tóm tắt nội dung của một bài viết, sản phẩm,… Khi cung cấp thẻ này, Google sẽ hiểu được nội dung bài viết của bạn từ đó có thể phân phối đến với người dùng khi họ có ý định tìm kiếm.

Thẻ Meta Description thường có độ dài trong khoảng từ 160 – 170 ký tự được xem là tối ưu nhất để đảm bảo không bị quá dài hoặc quá ngắn khi hiển thị.

Thẻ Meta Tag

Các thẻ Meta trong seo
Thẻ Meta Tag trong SEO

Thẻ Meta Tag là một tập con lớn nhất của các thẻ meta khác nằm trong phần tử HTML. Loại thẻ này không thể thấy thông qua các nội dung trên trang mà thường sẽ xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm và mã nguồn của trang với nhiệm vụ chính là cung cấp thông tin để Google hiểu nội dung chính của trang web đó là gì.

Thẻ Meta Keyword

Thẻ Meta Keyword được dùng để cung cấp các từ khóa chính liên quan đến nội dung của trang web. Tuy nhiên, trong thực tế, thẻ này không còn được công cụ tìm kiếm như Google sử dụng để xác định vị trí của trang trong kết quả tìm kiếm do lạm dụng và lừa đảo từ các nhà phát triển trang web. Thay vào đó, Google và các công cụ tìm kiếm khác tập trung vào việc đánh giá nội dung thực sự của trang để xác định xếp hạng của trang đó trong kết quả tìm kiếm.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chèn video Youtube vào website chỉ tốn vài giây

Thẻ Meta Content Language

Thẻ Meta Content Language thường được sử dụng để chỉ định ngôn ngữ chính của nội dung trang web. Thẻ này giúp các công cụ tìm kiếm và trình duyệt khác hiểu và hiển thị nội dung theo ngôn ngữ phù hợp với người sử dụng. Việc sử dụng thẻ Meta Content Language sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và hỗ trợ quá trình tìm kiếm và hiểu nội dung của trang web trên toàn cầu.

Thẻ Meta Content Type

Thẻ Meta Content Type được sử dụng với mục đích cung cấp cho công cụ tìm kiếm hiểu rõ về định dạng nội dung của trang web. Thông thường, giá trị của thẻ này mặc định là “text/html”, cho biết rằng nội dung trang web được viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML), từ đó giúp các trình duyệt và công cụ tìm kiếm hiểu và hiển thị nội dung của trang web một cách đúng đắn và phù hợp với định dạng đã được xác định nhằm đảm bảo rằng trang web hoạt động đồng nhất trên mọi trình duyệt và thiết bị khác nhau.

Thẻ Meta Robot

Cách thẻ meta trong seo quan trọng
Thẻ Meta Robot trong SEO

Thẻ Meta Robot sử dụng với mục đích chính là báo cáo cho Google về các trang được phép lập chỉ mục và các trang không được lập chỉ mục. Thông qua thẻ này, người quản trị trang web có thể điều chỉnh cách mà các công cụ tìm kiếm như Googlebot hoặc Bingbot hiểu và xử lý trang của họ. Nhờ đó, thẻ Meta Robot trở thành một công cụ hữu ích để kiểm soát việc hiển thị và quản lý các trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Thẻ Meta GEO

Thẻ Meta GEO là một đoạn mã được thêm vào trang web cung cấp các thông tin địa lý của một doanh nghiệp. Với việc điền các thông tin về kinh độ, vĩ độ, và địa chỉ chính xác, thẻ này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ vị trí địa lý của doanh nghiệp và đề xuất nội dung phù hợp cho người dùng ở khu vực gần đó. Việc sử dụng thẻ Meta GEO không chỉ giúp tăng khả năng xuất hiện của doanh nghiệp trong các kết quả tìm kiếm địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng khi tìm kiếm thông tin cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ tại khu vực họ đang sinh sống hoặc quan tâm.

Thẻ Meta Rating

Thẻ Meta Rating được sử dụng để cung cấp thông tin về xếp hạng hoặc đánh giá của một trang web, sản phẩm hoặc dịch vụ. Dựa vào thẻ này, các trang web có thể hiển thị xếp hạng trung bình hoặc đánh giá từ người dùng, giúp người dùng đánh giá được chất lượng của nội dung hoặc sản phẩm trước khi quyết định truy cập hoặc mua hàng.

>>> Kiến thức: Hướng dẫn cách SEO website thương mại điện tử đầy đủ nhất từ A-Z

Một số câu hỏi liên quan về thẻ Meta

Các thẻ Meta quan trọng nhất trong SEO là gì?

Các thẻ meta trong seo quan trọng là gì
Các thẻ Meta quan trọng nhất trong SEO là gì?

Sau nhiều đợt Update, Google đã có thay đổi ít nhiều về tầm quan trọng của các thẻ Meta nhưng đến nay 3 thẻ Meta Title, Meta Description và Meta Robots vẫn là quan trọng có có ảnh hưởng lớn đến việc hiển thị và xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Kiểm tra các thẻ Meta trên trang web như thế nào?

Để kiểm tra xem các trang đã có những thẻ Meta nào bạn có thể “View page source” bằng cách nhấn “Ctrl + U” hoặc sử dụng một số công vụ chuyên dụng như Screaming Frog, SEMrush,… để kiểm tra và bổ sung thêm những thẻ Meta còn thiếu.

Như vậy, các thẻ Meta trong SEO đóng vai trò khá quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web và cải thiện vị trí của nó trên các công cụ tìm kiếm. Minh Dương Academy hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đọc có thể tận dụng và tối ưu hóa các thẻ Meta để tạo ra một chiến lược SEO hiệu quả, giúp trang web của bạn thu hút được nhiều lưu lượng truy cập hơn và cải thiện hiệu suất trên mạng.

Để tìm hiểu thêm về các khóa học của Minh Dương Academy, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0948 206 246 hoặc điền thông tin của bạn vào biểu mẫu dưới đây.